Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (tiếng Anh: Regional Comprehensive Economic Partnership, viết tắt RCEP) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và 5 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do (Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn QuốcNew Zealand) được ký kết tại Hà Nội vào ngày 15 tháng 11 năm 2020, hướng tới mục tiêu hình thành Hiệp định thương mại tự do Đông Á (EAFTA) và khởi đầu cho Đối tác kinh tế toàn diện Đông Á (CEPEA).[1] Trong đó, 15 nước thành viên chiếm gần tới 30% của dân số thế giới (2,2 tỉ người) và 30% của tổng sản phẩm nội địa GDP toàn cầu (26,2 nghìn tỉ USD) vào thời điểm năm 2020, làm nó trở thành một khối thương mại lớn nhất trong lịch sử.[2] Được ký tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN trực tuyến tại Việt Nam vào ngày 15 tháng 11 năm 2020, hiệp định sẽ có hiệu lực trong hai năm tiếp theo, sau khi được phê chuẩn bởi các quốc gia thành viên.[3][4][5]Hiệp định thương mại bao gồm các quốc gia có nền kinh tế thu nhập cao, thu nhập trung bình, và thu nhập thấp, đã được đưa ra ở hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 2011 ASEAN tại Bali, Indonesia, trong khi được thảo luận chính thức ở hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 2012 tại Campuchia.[6][7] Hiệp định được mong đợi là sẽ xóa bỏ 90% thuế quan nhập khẩu giữa các nước thành viên ký kết trong 20 năm tiếp theo, và thành lập được một quy tắc chung cho thương mại điện tử, trao đổi hàng hóa, và sở hữu trí tuệ.[8]RCEP là hiệp định thương mại tự do đầu tiên giữa các nước Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc, là ba trong bốn nền kinh tế lớn nhất của Châu Á.[8] Kể từ thời điểm nó được ký, các chuyên gia khẳng định rằng nó sẽ giúp điều tiết lại nền kinh tế giữa đại dịch COVID-19, cũng như là việc "kéo trọng lực kinh tế trung tâm về phía châu Á," trước sự sụt giảm của nền kinh tế Mỹ.[9][10]Hiệp định RCEP được khởi xướng và dẫn dắt bởi ASEAN[11] được nhận định là có sự chống đỡ đằng sau của Trung Quốc để đối chọi lại với TPP[12] từng được Mỹ đỡ đầu.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực

Ngày kí 15 tháng 11 năm 2020
Bên kí 15
Ngày thảo 15 tháng 11 năm 2020
Nơi kí Việt Nam (tổ chức trực tuyến)
Ngôn ngữ
Loại hiệp ước Hiệp định thương mại tự do

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực http://www.dfat.gov.au/media/releases/department/2... http://english.cntv.cn/program/newsupdate/20120901... http://english.mofcom.gov.cn/article/newsrelease/s... http://english.mofcom.gov.cn/article/newsrelease/s... http://fta.mofcom.gov.cn/enarticle/rcepen/enrcepne... http://www.straitstimes.com/opinion/now-push-rcep-... http://www.thehindu.com/business/india-pressed-to-... http://www.themalaymailonline.com/malaysia/article... http://www.zdnet.com/article/trump-dumping-trans-p... http://commerce.nic.in/MOC/press_release.asp?id=31...